Chọn nguyện vọng vào lớp 10: Đừng để 'đuối sức' khi vào học
Các tuyến đường cao tốc trong mạng lưới giao thông tại Việt Nam đang dần hoàn thiện, góp phần gia tăng kết nối giữa các tỉnh thành, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc, nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu kỹ năng, kinh nghiệm xử lý của một số tài xế đặc biệt là những "tài mới" khi lái xe trên đường cao tốc. Một trong số đó là việc dừng đỗ ô tô tùy tiện trên đường cao tốc.Mới đây, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) vừa lập biên bản xử phạt một tài xế dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để trải chiếu cho cả nhà ngồi ăn cơm. Đây được xem là hành vi gây nguy hiểm cho chính tài xế và những người đi cùng cũng như các phương tiện khác cùng tham gia giao thông trên tuyến cao tốc này.Thực tế hiện nay nhiều tuyến đường cao tốc tại Việt Nam trải dài hàng trăm km nhưng còn thiếu các trạm dừng nghỉ, trong khi đó trong quá trình lái ô tô trên đường cao tốc có không ít trường hợp các tài xế cần dừng đỗ xe bởi nhiều lý do khác nhau. Có những trường hợp dừng xe để kiểm tra xe (lốp xe, hệ thống phanh…) hoặc cũng có trường hợp cần dừng xe để giải quyết nhu cầu cá nhân… Tuy nhiên, trường hợp nào được dừng đỗ ô tô trên cao tốc và dừng đỗ xe như thế nào cho an toàn là điều không phải ai cũng biết. Quá trình trải nghiệm thực tế nhiều tuyến đường cao tốc đã đưa vào hoạt động tại Việt Nam cho thấy, ô tô vẫn được phép dừng đỗ trên đường cao tốc nhưng "Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định" theo quy định tại khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Phần lớn các tuyến đường cao tốc hiện nay ở Việt Nam được thiết kế một số đoạn có làn, dải dừng xe khẩn cấp. Trước khi đến những đoạn đường này đều có biển báo chỉ dẫn cho người lái. Do đó, tài xế có thể cho xe dừng đỗ tại "dải dừng xe khẩn cấp" trên cao tốc để đảm bảo an toàn.Bên cạnh đó, khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 còn quy định "Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp". Ngoài ra, trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150m, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.Ngoài những vị trí cũng như trường hợp khẩn cấp được nêu tại khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, các tài xế không được tùy tiện dừng, đỗ ô tô trên đường cao tốc.caoTheo quy định tại điểm c, khoản 7, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo "Chú ý xe đỗ" (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Tiêu cực trong bóng đá Việt: Chống 'liên minh ma quỷ'
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Thủ khoa khối B00 toàn quốc tiết lộ chỉ đam mê việc học
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Khu vực miền Bắc, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở duy nhất tại Hà Nội, lên 63.000 đồng/kg cao nhất cả nước, ngang với giá của Công ty CP Việt Nam. Các địa phương còn lại duy trì mức từ 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá cà phê robusta sắp cán mốc 4.000 USD/tấn
Với ứng dụng Tiên Sa Taxi, mọi hành trình của quý khách trở nên dễ dàng, thuận tiện và đáng tin cậy. Từ 25.1.2025 khách hàng đặt xe qua app sẽ thu tiền cố định trên App hiển thị như taxi công nghệ. Khách sẽ thuận tiện đặt xe siêu nhanh: Mở app, nhập điểm đón và điểm đến, xe sẽ có mặt ngay trong vài phút. Không cần gọi điện, không mất thời gian chờ đợi lâu. Cước phí cố định: Giá cước được hiển thị trước mỗi chuyến đi, giúp quý khách chủ động kiểm soát chi phí. Không lo về giá cả thay đổi hay phát sinh chi phí bất ngờ. Tiên Sa Taxi luôn cung cấp cước phí minh bạch và cố định, giúp quý khách hoàn toàn yên tâm tính trước chi phí cho mỗi chuyến đi. Hotline hỗ trợ khách hàng: 02363.797979.